Khám phá

Thông tin về muỗi Aedes

Muỗi có nhiều loại, muỗi Aedes chính là thủ phạm gây bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra chúng còn là nguyên nhân của bệnh chikungunya và bệnh vàng da ở người. Hiểu rõ hơn về loài muỗi này là cách giúp bạn có thể ngăn chặn sự lây truyền của chúng tốt hơn.

Muỗi Aedes là muỗi gì?

Muỗi Aedes có 2 loài, bao gồm: Aedes aegypti và Aedes albopictus. Loài Aedes aegypti còn được gọi với cái tên quen thuộc ai cũng biết, đó chính là muỗi vằn.

Không giống như các loài muỗi khác, muỗi Aedes rất ít khi đậu lên tường. Ở những nơi khuất gió và ánh sáng yếu như thế sẽ giúp chúng sống được lâu hơn. Nhưng cũng chính vì lối sống này mà một khi muỗi Aedes lây nhiễm bệnh với một người nào đó thì khả năng ủ bệnh và truyền bệnh của chúng cũng cao và nguy hại hơn, đặc biệt đối với trẻ em.

Thông tin về muỗi Aedes 1
Muỗi Aedes aegypti còn được gọi là muỗi vằn

Xem hình ảnh của muỗi vằn Aedes gây sốt xuất huyết

Giờ hoạt động của muỗi Aedes

Sau khi nở, trong khoảng 48 giờ sau, những con muỗi Aedes trưởng thành sẽ tiến hành hút máu người lần đầu tiên. Từ lúc hút máu cho đến khi đẻ trứng sẽ mất thời gian khoảng 2 – 5 ngày. Chúng còn có một sở thích là đốt nhiều người, chứ không chỉ hút máu no bụng ở trên một đối tượng. Cũng vì vậy mà khả năng lây bệnh của chúng đặc biệt cao.

Loài muỗi Aedes thường tiến hành hút máu tích cực vào ban ngày. Sau khi mặt trời mọc và trước hoàng hôn là giờ cao điểm của chúng. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là ban đêm thì chúng không đốt người, chỉ là mức độ đốt vào ban đêm thì thấp hơn ban ngày.

>> Những thắc mắc thường gặp về loài Muỗi

Muỗi Aedes sống và phát triển ở đâu?

Muốn hạn chế tình trạng bị muỗi Aedes đốt thì bạn phải biết môi trường sống của chúng là ở đâu và phá hủy môi trường đó. Cụ thể thì “kẻ rắc rối” này thường chào “đời” ở những khu vực quanh nhà như: bể nước đọng, lu nược, thùng bỏ trống, bãi rác, chai lọ đọng nước, lốp xe hỏng…

Còn đối với muỗi Aedes trưởng thành rồi thì chúng cực kỳ thích bóng râm, nơi có ánh sáng yếu, thường hay lẩn khuất vào các chỗ tối trong nhà. Ví dụ như là các khu vực: Dưới gầm giường, trong nhà vệ sinh, hộc tủ, sau rèm cửa…

Thông tin về muỗi Aedes 2
Loài muỗi này rất yêu thích sống ở nơi khuất nắng

Cách phòng chống muỗi Aedes

Đây là loài côn trung gây hại đến con người, ở bài trước chúng tôi đã đề cập đến tác hại của muỗi vằn nên cần phải diệt trừ, để đề phòng các căn bệnh mà muỗi Aedes gây ra, mọi người nên: Ngủ mùng kể cả ban ngày, sử dụng vợt điện để tiêu diệt chúng, dùng thuốc xịt muỗi… Tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp chữa lửa. Muốn loại bỏ muỗi Aedes một cách triệt để các gia đình cần phải: Phát quang bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh nhà ở thường xuyên, thả cá, sục rửa dụng cụ, loại bỏ những đồ vật có khả năng tồn đọng nước xung quanh nhà…

Thiết lập cho mình một thói quen diệt muỗi Aedes nói riêng và tất cả các loài muỗi khác nói chung là thói quen cần thiết. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình mình, hãy luôn sẵn sàng chuẩn bị những phương pháp phòng chống và điều trị hiệu quả bạn nhé!

Mỹ Huệ