Khám phá

Cơ chế hút máu của muỗi như thế nào?

Nhỏ bé là vậy, thế nhưng tác hại mà muỗi đem lại thì vô cùng khôn lường. Vết cắn mà muỗi gây ra nguy hiểm hơn rất nhiều loài động vật khác. Vậy bạn có biết cơ chế hút máu của muỗi diễn ra như thế nào không?

Lý do muỗi hút máu người

Trước khi tìm hiểu về cơ chế hút máu của muỗi, trước hết chúng ta nên tìm hiểu nguyên nhân vì sao muỗi hút máu người?

Ít ai biết rằng, chỉ có muỗi cái mới hút máu, còn muỗi đực thì không. Điều đó cho thấy, máu đối với muỗi không phải là nguồn thức ăn. Sở dĩ chúng “khát máu” là vì cần bổ sung nguồn protein để đẻ trứng. Bình thường, thức ăn của chúng chỉ là nhựa cây và hoa quả.

Trứng muỗi được đẻ trên mặt nước, chúng dần dần biến đổi thành ấu trùng, bọ gậy, lăng quăng, nhộng rồi mới lớn lên thành muỗi.

Cơ chế hút máu của muỗi như thế nào? 1
Muỗi hút máu người để bổ sung protein đẻ trứng

Vì sở hữu khả năng cảm nhận được tia hồng ngoại từ những nơi phát ra thân nhiệt cao. Vậy nên loài côn trùng này đặc biệt nhạy cảm với carbon diocide trong những làn hơi thở mang mùi mồ hôi. Đặc biệt, người mang nhóm máu O và người có cân nặng quá khổ chính là mục tiêu hàng đầu của “kẻ khát máu bé nhỏ”.

>> Tác hại của muỗi đối với trẻ em

Cơ chế hút máu của muỗi

Đừng nhìn vóc dáng nhỏ bé của muỗi mà vội kết luận mức độ nguy hiểm nhé! Chúng có đến tận 6 cây kim để phục vụ cho việc hút máu đấy!

Nhìn bên ngoài, vẻ như chúng chỉ có 1 cây kim duy nhất để tiêm vào da của bạn. Thế nhưng hoàn toàn không phải, cây kim đó chỉ là vòi bọc bên ngoài, còn thực tế bên trong thì chúng có tận 6 cây kim riêng biệt.

Một khi đã xác định đối tượng, muỗi sẽ cắm cùng lúc 6 cây kim này xuống da của bạn. Sau đó thì chúng bắt đầu dò tìm, điều chỉnh vị trí sao cho đúng mạch máu và bắt đầu hút trong cơn “thèm khát”.

Cơ chế hút máu của muỗi như thế nào? 2
Muỗi hút máu bằng 6 cây kim cùng lúc

Không những vậy chúng còn có khả năng lọc nước, đảm bảo rằng máu mà chúng tiêu thụ được là dòng máu toàn tinh chất. Lượng máu đậm đặc sẽ được giữ nguyên trong bụng. Máu càng đậm thì khả năng sinh sản cho lứa kế tiếp càng tăng. Vì vòng đời của muỗi chỉ kéo dài vài tuần cho đến khoảng 1 tháng cho nên chúng luôn “tranh thủ” vấn đề sinh sản.

Cơ chế hút máu của muỗi đã cho bạn thấy rõ “năng lực thực sự” của loài côn trùng nhỏ bé này. Giờ thì chắc chắn bạn đã hiểu hơn về muỗi rồi đúng không? Hãy luôn lưu ý bảo vệ chính mình trước loài hút máu này bạn nhé!

Xem thêm: Hình ảnh con muỗi hút máu

Mỹ Huệ