Khoa họcCâu hỏi thường gặp

Những thắc mắc thường gặp về loài Muỗi

Một loài côn trùng mà mọi người ai cũng ghét đó là con Muỗi. Chúng hoàn toàn có thể giật danh là “kẻ gây hại” phổ biến nhất thế giới. Mặc dù hình dáng thì nhỏ bé, thế nhưng khả năng truyền nhiễm của chúng thì không hề nhỏ một chút nào. Dưới đây là những thắc mắc thường gặp về loài muỗi mà có thể bạn chưa biết.

Bị muỗi đốt nhiều có sao không?

Với người lớn thì không sao, chỉ gây khó chịu nhưng nguy hiểm với trẻ em. Muỗi thường đốt người tỏa ra nhiều CO2 và axit lactic. Đối tượng “màu mỡ” nhất đối với chúng là phụ nữ đang mang thai và trẻ em. Những người có nồng độ steroid hoặc cholesterol cao cũng có nguy cơ bị đốt nhiều hơn người bình thường.

Muỗi hút máu xong có chết không?

Sau khi hút máu, muỗi sẽ chết nhanh chóng, nếu như thành phần protein trong cơ thể bị ức chế. Điều này do nhóm khoa học hóa sinh của Đại học Arizona phát hiện. Tuy nhiên, trong trường hợp thành phần protein không ức chế được chúng thì chúng vẫn “điềm nhiên” sống tiếp, đẻ trứng và sinh sôi. Vậy nên, nếu có thể bạn nên giết chết muỗi trước, sau hoặc ngay khi bị chúng hút máu để chúng không thể tiếp tục đốt và lây bệnh lần nào nữa.

Muỗi có não không?

Muỗi là loài côn trùng có não, mặc dù não của chúng bé tí. Tuy nhiên chúng hoàn toàn đủ thông minh để nhận biết đối tượng nào thường xuyên có những hành động đập, gây hại đến chúng. Muỗi sẽ tránh xa đối tượng đó và nhằm vào những đối tượng ít gây hại hơn.

Con muỗi đực sống nhờ gì?

Muỗi đực không hút máu như muỗi cái, chúng là loài “ăn chay”, sống nhờ nhựa cây và nhựa hoa quả. Trông “văn hóa sống” thì vẻ như muỗi lại khá giống với những loài ong bướm. Bạn có thể xếp chúng vào loài côn trùng vô hại.

Muỗi đực có hút máu người không?

Chỉ có muỗi cái mới hút máu người và động vật, còn muỗi đực thì hoàn toàn không. Bởi vì vòi của chúng không thích hợp để hút máu. “Nhiệm vụ” quan trọng nhất của muỗi đực là duy trì nòi giống.
Trừ bỏ chức năng sinh sản ra thì muỗi đực không khác muỗi cái ở điểm gì cả. Mà thực ra việc hút máu người đối với muỗi cái không phải là nạp năng lượng nuôi cơ thể mà chỉ là nạp protein để chúng tạo ra trứng mà thôi. Vậy nếu như có một chiếc vòi thích hợp để hút máu thì bạn nghĩ là muỗi đực có tấn công con người không?

Con muỗi có bao nhiêu cái răng?

Muỗi không hề có răng, chúng chỉ có vòi để hút máu (đối với muỗi cái), hút nhựa cây (đối với muỗi đực). Tổng cộng cơ thể muỗi sẽ có 2 vòi, 1 vòi dành để hút máu/ nhựa cây và 1 vòi dành để tiết nước bọt.

Con muỗi có mặt hay không?

Muỗi có mặt. Không những vậy chúng còn có cấu tạo phần đầu rất đầy đủ, bao gồm: 2 mắt kép, râu cảm biến giúp cảm nhận hóa chất và phần miệng có vòi dành để hút thức ăn.

Con muỗi đốt được mấy lần?

Không thể tính toán 1 con muỗi đốt được mấy lần. Những con muỗi cái sẽ hút máu đến khi chúng cảm thấy no nê và có một chiếc bụng căng tròn máu mới thôi. Có như vậy thì chúng mới có đủ khả năng ấp trứng. Sau khi “ăn” no rồi thì muỗi sẽ nghỉ ngơi khoảng 2 – 3 ngày để “nghỉ thai sản”, tức là chúng đi đẻ trứng. Sau khi đẻ trứng xong thì lại “chứng nào tật đó”, tiếp tục đi hút máu.

Muỗi có nhìn thấy không?

Muỗi là loài có thị lực hồng ngoại. Trong vòng bán kính 3m, chúng có thể nhận biết con người, nơi phát ra nhiệt, vật cản trở để tránh né hoặc lao vào. Ngoài ra thì muỗi còn nhận biết đối tượng bằng khứu giác, chỉ cần đánh hơi là có thể phân biệt được con mồi nào có lợi, con mồi nào bất lợi. Vậy nên một khi đã xác định mục tiêu thì lúc nào muỗi cũng tấn công một cách chính xác.

Muỗi có tim không?

Muỗi có tim. Tim nằm ở phần ngực của muỗi. Trong phần ngực ngoài tim còn có một số hạch tế bào thần kinh, 2 cánh váy, 2 cánh cứng và 6 chân đính kèm.

Muỗi có tai không?

Muỗi không có tai. Chúng không thể nghe được âm thanh, bù lại chúng cảm nhận môi trường xung quanh mình bằng râu, vòi, hệ thống cảm biến nhiệt và hệ thống cảm biến hóa học.

Muỗi có bao nhiêu loài?

Muỗi có số lượng loài rất đông đảo. Chúng đã tồn tại trên hành tinh chúng ta khoảng 170 triệu năm, và đến nay đã có đến 2.700 loài, với nhiều giống khác nhau. Một số loài muỗi thường gặp ở Việt Nam là: Aedes, Anophen, Culex, … và phổ biến là muỗi vằn nguyên nhân chính gây ra bệnh sốt xuất huyết.

Muỗi có truyền nhiễm bệnh HIV (AIDS) không?

Các chuyên gia đã kết luận rằng, muỗi không có khả năng truyền bệnh AIDS. Do đó HIV sẽ không lây qua “đường truyền” muỗi. Tuy nhiên chúng sẽ gây ra nhiều vấn đề khác như: sốt rét, sốt vàng, sốt xuất huyết… Đây đều là những căn bệnh nguy hiểm, cần phải được khám và chữa bệnh kịp thời, nếu không sẽ gây ra nhiều hậu quả khôn lường.

Tại sao có người không bị muỗi đốt?

Bạn không bị muỗi đốt trong khi người ngồi cạnh bạn thì lại bị chích đến “đầy hoa”? Nguyên nhân là vì:
Bạn thải ra ít CO2 hơn: Những con muỗi đều lần theo dấu CO2 mà tìm đến. Có thể người ngồi cùng bạn đang thở quá gấp, quá mạnh hoặc là quá dài nên đã gây sự chú ý từ muỗi.
Nhiệt độ cơ thể thấp hơn: Mồ hôi tiết ra càng nhiều thì nhiệt tỏa sẽ càng cao. Muỗi từ đó dễ xác nhận mục tiêu và bay đến.
Do bạn không thuộc nhóm máu O: Những đối tượng nhóm máu A, B đều ít bị muỗi cắn hơn. Điều này đã được khoa học chứng minh.

Muỗi có mấy chân?

Chắc hẳn nhiều bạn rất thắc mắc, không biết muỗi có bao nhiêu chân? Sự thật thì muỗi có 3 cặp chân, tức là tổng cộng muỗi có 6 chân.

Những thắc mắc thường gặp về loài Muỗi 1
Muỗi đực sống nhờ nhựa cây, mật hoa
Những thắc mắc thường gặp về loài Muỗi 2
Có đến 2.700 loài muỗi khác nhau và hầu như chúng gây hại đối với con người

Trên đây là những câu hỏi thường gặp thú vị về loài muỗi. Qua bài viết chắc hẳn bạn đã có thêm nhiều kiến thức rõ nét hơn về loài côn trùng gây hại này. Mùa mưa đang đến gần, số lượng muỗi ở trong môi trường ẩm thấp vào mùa mưa sẽ càng phát triển đông đảo, xem qua hình ảnh con muỗi để nhận biết thêm và hãy nhớ lưu ý bảo vệ sức khỏe bằng cách luôn đề phòng và chống muỗi thật tích cực nhé!