Các loài muỗi ở Việt Nam thường gặp nhất
Nếu không quan sát kỹ lượng, về cơ bản thì bạn sẽ thấy rằng con muỗi nào cũng giống nhau. Thế nhưng bạn có biết ở các loài muỗi ở Việt Nam thường gặp nhất là loài muỗi nào không? Thắc mắc sẽ được giải đáp ngay sau đây.
Muỗi Anophels SPP
Đây là loại muỗi xuất hiện nhiều nhất ở Việt Nam. Muỗi Anophels mà chúng ta hay gọi Anophen là nguyên nhân chính gây ra căn bệnh sốt rét, nỗi ám ảnh của trẻ nhỏ vùng nông thôn. Anophels là loài muỗi không thích bị ô nhiễm nên chúng thường sinh sống ở những nơi có nước sạch. Tập quán của loài muỗi này là “kiếm ăn” vào ban đêm và thích màu tối. Ấu trùng của muỗi Anophels nằm song song với mặt nước và mất khoảng 6 – 10 ngày để hoàn thiện vòng đời và phát triển thành muỗi trưởng thành. Chúng ta có thể phân biệt loài muỗi này với hình dáng có vệt màu xanh xám và sậm màu trên cánh đối với những con muỗi trưởng thành. Xem hình ảnh con muỗi Anophels.
Muỗi Hoa và cây kim tiêm rất êm
Muỗi Hoa có tên khoa học là Aedes. Chúng thường xuất hiện vào buổi sáng, vào thời điểm lúc mặt trời mọc và buổi chiều, vào thời điểm lúc mặt trời lặn. Tức là những khoảng thời gian có cường độ ánh sáng thấp.
Muỗi Hoa có đặc điểm là trên thân có họa tiết kẻ sọc trắng đen. Sở thích của chúng là trú ngụ ở những vũng nước đọng, chum vại, lu nước… Đây cũng là khu vực sinh sản lý tưởng của chúng.
Loài muỗi này chích rất khéo léo, nhất thời không gây đau ngứa, nếu không lưu ý thì thậm chí bạn sẽ không cảm nhận được là mình đang bị nó chích. Chỉ sau khi chúng đã bay đi thì da bạn mới bắt đầu thấy ngứa và nổi vết đỏ.
Muỗi Aedes Aegypti và sở thích tối màu
Trong số các loài muỗi ở Việt Nam, loài muỗi Aedes Aegypti là loài duy nhất thích môi trường nước sạch. Vậy nên khả năng gây hại của chúng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là chúng lành tính, chúng vẫn có thể xâm hại bạn nếu như bạn không có cách phòng trừ hợp lý.
Trong lĩnh vực y học, người ta thường lấy muỗi Aedes Aegypti để nghiên cứu về bệnh sốt rét và bệnh sốt xuất huyết ở người.
Aedes Aegypti có đặc điểm là rất thích những gam màu tối, đặc biệt là màu đen. Cho nên những đối tượng mặc quần áo tối màu thường rất thu hút chúng.
>> Lời cảnh báo về tác hại của muỗi vằn
Muỗi Cudex – Tác nhân gây bệnh viêm não Nhật Bản
Loài muỗi Cudex chính là nguyên nhân gây ra bệnh viêm não Nhật Bản. Chúng có đặc điểm nhận dạng là vảy nâu và cơ thể tối màu.
Loài này cũng thích sinh trưởng ở vùng nước đọng, ví dụ như là sông ngòi, ao rạch, cống rãnh… Chính vì môi trường sống thiếu vệ sinh nên virus mà chúng lan truyền vô cùng độc hại. Muỗi Cudex thường hoạt động đốt người vào ban đêm còn ban ngày thì rất ít khi xuất hiện.
Muỗi Culex SPP – “Kẻ” nguy hiểm
Ngoài Cudex thì muỗi Culex SPP cũng gây ra bệnh viêm não Nhật Bản. Chúng cũng có sở thích là sống ở vùng nước bị ô nhiễm nên rất độc hại. Ban đêm, chúng hoạt động nhiều hơn ban ngày. Vào lúc hoàng hôn là thời điểm hoạt động mạnh nhất.
Giữ gìn môi trường sống luôn gọn gàng, sạch sẽ là cách phòng trừ muỗi tốt nhất. Hi vọng những chia sẻ về thông tin các loài muỗi ở Việt Nam đã giúp bạn hiểu rõ hơn những mầm mống gây bệnh nguy hiểm từ chúng.
>> Lợi ích của muỗi trong hệ sinh thái
Mỹ Huệ