Tìm hiểu về Y học cổ truyền
Điều trị bằng Y học cổ truyền
Bên cạnh học thuyết chính là Âm Dương – Ngũ Hành, Y học cổ truyền còn áp dụng các học thuyết khác như Thiên Nhân hợp nhất, kinh lạc, bát cương, tạng tượng….
Y học cổ truyền chuẩn bệnh bằng các phương pháp sau:
- Vọng chẩn: quan sát người bệnh để chuẩn đoán bệnh
- Văn chẩn: nghe âm thanh từ bệnh nhân để chuẩn đoán bệnh
- Vấn chẩn: hỏi bệnh nhân và người nhà những điều liên quan đến tình trạng bệnh để chuẩn đoán bệnh
- Thiết chẩn: khám bằng tay và dụng cụ để xác định bệnh trạng của người bệnh
Về điều trị, Y học cổ truyền sử dụng các phương thức: châm cứu, thuốc uống hoặc dùng ngoài da, và cả xoa bóp, bó thuốc, vật lý trị liệu…
>> Góc nhìn của y học cổ truyền về căn bệnh mất ngủ
Ưu điểm và hạn chế của Y học cổ truyền
Ưu điểm của y học cổ truyền là vận dụng sáng tạo học thuyết n Dương-Ngũ Hành vào chẩn đoán và điều trị nên y học cổ truyền sẽ có cái nhìn tổng quát, toàn diện hơn về tình trạnh bệnh của bệnh nhân nên sẽ dễ đưa ra được liệu trình điều trị dứt điểm từ nguồn gốc, căn nguyên bệnh hơn là chỉ tập trung điều trị triệu chứng bằng thuốc tây như y học phương Tây do đó y học cổ truyền thích hợp để điều trị các bệnh mãn tính khó điều trị. Ngoài ra với việc dùng các loại thảo dược, đông y có nguồn gốc tự nhiên sẽ giúp cơ thể dễ hấp thu, tiếp nhận hơn thuốc tây từ đó ít gây tác dụng phụ và tránh làm tổn hai đến các cơ quan trong cơ thể.
Nói về nhược điểm của y học cổ truyền thì do phương pháp điều trị tập trung đi vào nguyên nhân sâu xa của bệnh nên cần phải có thời gian điều trị lâu dài nên thường sẽ không đáp ứng được nhu cầu hết nhanh triệu chứng của bệnh cấp tính, cấp cứu hay các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra y học cổ truyền còn dựa nhiều và kinh nghiệm và tay nghề cá nhân của các y sĩ nên chưa hiêu chuẩn hóa được quy trình chẩn đoán và điều trị và các công cụ máy móc cũng không được phát triển như tây y.
Xu hướng kết hợp Đông – Tây y ngày nay
Ngày nay xu hướng kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại từ phương tây đang được cả bệnh nhân và các bác sĩ quan tâm để áp dụng và mang lại lợi ích cao nhất cho bệnh nhân.
Tùy theo tình trạng, mức độ và tính chất của bệnh mà các bác sĩ có thể áp dụng kết hợp giữa y học cổ truyền và y học ví dụ như áp dụng tây y để điều trị triệu chứng và đông y để điều trị căn nguyên bệnh. Ngoài ra có thể kết hợp thuốc tây và các phương pháp châm cứu, bấm huyệt, xoa bóp của đông y.
Xem thêm: Tác hại của muỗi đối với trẻ em
Hiện nay ở các bệnh viện lớn thì sự xuất hiện ngày càng nhiều của khoa Y học cổ truyền chứng minh cho xu hướng kết hợp này.
Yến Huỳnh