Kiến thức

Lá ngải cứu có đặc điểm gì? Các hợp chất trong lá ngải cứu

Lá ngải cứu là loại thảo dược phổ biến trong Y học cổ truyền. Chúng có thể mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng đồng thời cũng sẽ gây hại nếu sử dụng quá mức. Thông tin về lá ngải cứu sẽ được thể hiện qua bài viết sau.

Đặc điểm lá ngải cứu

Lá ngải cứu là loại lá mọc so le, không có cuống. Màu lá mặt trước đậm hơn mặt sau, phía trên nhẵn bóng có màu lục sẫm, còn ở mặt sau thì màu trắng tro, có nhiều lông kích thước nhỏ.

Lá ngải cứu 1
Lá ngải cứu thường được phơi khô sắc uống như trà

Lá ngải cứu mọc ở nhiều nơi, dễ sống. Mọi người có thể dễ dàng trồng quanh nhà để dành làm thuốc. Đây là một loài cây có rất nhiều công dụng trong việc chữa bệnh.

Lá ngải cứu nếu càng phơi lâu thì càng mang lại nhiều hiệu quả tốt. Trước khi phơi nên cắt lá ra thành nhiều phần vụn. Sau khi phơi khô có thể nghiền thành bột dành để sắc lấy nước uống.

>> Cây ngải cứu có những công dụng gì?

Lá ngải cứu có những dưỡng chất gì?

Bình thường mọi người đều chế biến lá ngải cứu như trà để uống. Ngoài ra, chúng còn có thể chế biến thành dầu, dầu ngải cứu là thành phẩm được chiết xuất từ thân và lá ngải cứu.

Các sản phẩm từ nguồn nguyên liệu này chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất. Trong đó Thujone là hợp chất chiếm tỷ lệ nhiều nhất trong lá ngải cứu. Chúng có khả năng kích thích não bộ bằng cách ức chế gamma aminobutryric, ức chế hệ thống thần kinh trung ương.

Lá ngải cứu 2
Lá ngải cứu là loài thảo dược quý giá, nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe

Mặc dù mang lại nhiều hiệu quả có lợi. Tuy nhiên nếu dùng quá liều ngải cứu thì chất Thujone sẽ gây ra triệu chứng động kinh thậm chí trường hợp tệ nhất là dẫn đến tử vong.

Tóm lại, lá ngải cứu là một loài thảo dược quý giá. Bên cạnh sở hữu nhiều lợi ích thì chúng cũng có thể gây độc nếu người dùng lạm dụng quá mức. Vì vậy người dùng không nên sử dụng tùy ý, nên chú ý dùng đúng liều lượng mà bác sĩ cho phép.

Xem thêm: Toàn bộ thông tin về cây Chay

Mỹ Huệ