Cá kiếm: Kẻ săn mồi nhanh nhẹn và lạnh lùng
Cá kiếm là loài cá biển chuyên ăn thịt cá lớn để sinh tồn. Chúng là một trong những loại cá có tốc độ bơi nhanh nhất nơi đại dương mênh mông. Cá kiếm hiện đang được con người ưu tiên săn bắt bởi thịt của chúng cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Thông tin xoay quanh loài cá đặc biệt này sẽ được tổng hợp đầy đủ trong bài viết dưới đây!
Cá kiếm là loài cá như nào?
Cá kiếm còn có tên gọi khác là cá mũi kiếm hay cá đao và tên khoa học là Xiphias gladius, đây là một loại cá có đặc tính dễ nuôi trồng, mang lại nhiều hiệu quả cao về kinh tế. Hiện chúng đang được tìm kiếm và săn bắt ngày càng nhiều. Cá kiếm kiếm có nhiều đặc điểm thú vị và nổi bật mà không một loài cá nào có được. Tuy chúng hơi khó bắt nhưng cá kiếm là một loài cá thể thao rất phổ biến trong thế giới cá biển.
Nơi phân bổ
Cá kiếm thường xuất hiện nhiều tại các vùng biển nhiệt đới, cận nhiệt đới và vùng biển ôn đới. Loại cá này thường sinh sống tại các vùng biển, bề mặt hỗn hợp có nhiệt độ nước trung bình đều trên 15 độ C. Ngoài ra, cá kiếm còn có xu hướng tập trung nhiều tại các vùng biển mà có một số dòng hải lưu giao thoa với nhau.
Hiện nay, cá kiếm sống rất nhiều vùng biển nước Nga, phía bắc Hawaii, hay dọc theo bờ biển Bắc Thái Bình Dương, vùng phía Tây Mỹ và phía Đông của Nhật Bản. Khi cá kiếm di cư, thông thường sẽ thấy chúng di chuyển dọc từ phía đông và trung tâm Thái Bình Dương sang vùng biển phía Bắc Hawaii và và vùng biển Phía Tây của Hoa Kỳ.
Đặc điểm nổi bật của cá kiếm
Đặc điểm nổi bật hàng đầu của cá kiếm chính là có ngoại hình đặc biệt, dễ nhận dạng. Loại cá này gây ấn tượng với thân hình tròn và thuôn dài kết hợp cùng với chiếc mỏ dài, nhọn và phẳng, tất cả đã tạo nên điểm nhấn mạnh mẽ của chúng. Chiếc mỏ dài, nhọn của cá kiếm giữ chức năng săn mồi và đồng thời còn giúp chúng thoát ra khỏi tự tấn công nguy hiểm của kẻ thù.
Kích thước tối đa cá kiếm có thể đạt được rơi khoảng 4,3m và cân nặng có thể lên tới 536kg. Những con cá trưởng thành sẽ không còn răng và vảy nữa. Cá kiếm cái thường có kích thước lớn hơn cá kiếm đực.
Cơ thể cá kiếm thích nghi rất nhanh với nhiệt độ, tuy quen sống ở nơi có nhiệt độ trên 15 độ C nhưng chúng có thể di chuyển và săn mồi tại vùng nước lạnh 5 độ C trong một khoảng thời gian nhất định. Sở dĩ loài cá này có được sự thích nghi nhanh nhạy đó là nhờ vào hai bộ phận não và mắt của chúng. Hai cơ quan này của cá kiếm giúp chúng trao đổi nhiệt thích nghi cũng như đáp ứng kịp thời ở môi trường nước mới.
Phân loại cá kiếm
Cá kiếm được phân làm 2 loại phổ biến là cá cờ kiếm và cá kiếm Ấn Độ. Cả hai loại này đều là những loại cá cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe con người. Hai loại cá kiếm này có một số đặc điểm bên ngoài khác nhau. Cụ thể:
Cá cờ kiếm
Cá cờ kiếm là phân loại được ưa chuộng hàng đầu hiện nay bởi chúng có chứa nhiều thịt hơn so với những loại cá kiếm khác. Cá cờ kiếm thường sinh sống tại những bờ biển gần đất liền. Với đặc tính thích nghi cao, chúng có thể sinh sống ở nhiều hệ sinh thái của đại dương từ biển nhiệt đới cho tới ôn đới.
Con người thường tìm thấy cá cờ kiếm ở các rạn san hô và đảo. Cá cờ kiếm mang lại hương vị dễ ăn, béo ngậy, thơm ngon nên được nhiều người ưa thích, chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Cá kiếm ấn độ
Cá cờ kiếm Ấn Độ còn có tên gọi khác là cá cờ vây lưng đen, loại cá này sống chủ yếu ở Châu Phi. Nguồn thức ăn ưa thích của cá kiếm Ấn Độ là một số loài cá nhỏ hơn như cá thu ngàng, cá heo hay cá trác.
Cá kiếm Ấn Độ còn được mệnh danh là loài cá nổi tự do của những vùng biển. Toàn thân của chúng được bao phủ một lớp xanh ánh bạc nổi bật, lấp lánh. Ngoài ra, khoang bụng của chúng có màu trắng phát sáng, đặc điểm này giúp chúng dễ phân biệt với các loài cá khác.
Đặc điểm sinh sản của cá kiếm
Cá kiếm đẻ trứng. Thường cá đực sẽ đạt được độ trưởng thành về sinh dục khi được 3 đến 4 năm tuổi còn cá cái có thể đạt được độ trưởng thành về sinh dục vào khoảng 4 đến 5 năm tuổi.
Thông thường, các con đực và cái đơn lẻ sẽ kết hợp với nhau thành cặp trong mùa đẻ trứng. Cá kiếm cái có thể mang từ 1 triệu tới 29 triệu quả trứng trong cơ quan sinh dục của nó. Việc sinh đẻ của cá kiếm cái thường diễn ra tập thể trong các vùng nước biển có nhiệt độ trên 24 °C vào khoảng tháng 3 cho tới tháng 8 hằng năm, trong đó thời kỳ cao cao điểm nhất là vào khoảng tháng 7 đến tháng 8.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đọc các thông tin về cá kiếm. Hy vọng sẽ mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Hãy chia sẻ bài viết với người thân, bạn bè để có thêm nhiều kiến thức thú vị trong cuộc sống nhé!