Nên chuẩn bị lễ vật gì trên bàn thờ khi cúng ông bà ngày giỗ?
Ngày giỗ dành cho người thân là phong tục văn hóa được gìn giữ từ lâu đời của người Việt. Vào những ngày này lễ vật thờ cúng bày biện trên bàn thờ là điều hết sức quan trọng. Bởi vì mọi người đều tin rằng, người đã khuất sẽ từ cõi vĩnh hằng về thăm con cháu. Vậy nên chuẩn bị lễ vật gì trên bàn thờ khi cúng tổ tiên để tỏ rõ lòng thành?
Những lễ vật cần chuẩn bị trên bàn thờ ngày giỗ
Tùy theo điều kiện kinh tế của mỗi gia đình mà số lễ vật chuẩn bị sẽ có phần khác biệt. Có người cơm mặn, cơm chay, các món ăn đầy ắp không thiếu thứ gì. Cũng có người phải chắt chiu mới có được mâm cúng chu đáo.
Lễ vật cúng ông bà ngày giỗ bắt buộc phải có 2 món mặn và 2 món nhạt
Tuy nhiên, dù điều kiện kinh tế của bạn như thế nào thì vào ngày giỗ vẫn phải chuẩn bị tươm tất các lễ vật bắt buộc sau:
- 2 món cơm mặn
- 2 món nhạt
- 1 món canh
- 1 đĩa xôi
Trước kia, ông bà ta còn chuẩn bị ngày giỗ chu đáo hơn với các bổ sung như: rau xào, thịt gà, trái cây…
So với trước đây, các lễ vật cúng giỗ ngày nay đã được tối giản hóa hơn rất nhiều.
Ngoài ra, nếu các gia đình tổ chức ngày giỗ lớn thì sẽ tùy theo số lượng khách mời mà lên thực đơn cho phù hợp.
Một điều nhỏ cần phải lưu ý là trong quá trình nấu ăn dành cho buổi cúng, con cháu không được ăn trước. Phải đợi sau khi tàn nén nhang thì mọi người mới được “nhập tiệc”.
Xem thêm: Nên hỏa táng hay chôn cất người mất?
Ý nghĩa của ngày giỗ ông bà
Cúng giỗ tại một số địa phương còn gọi là cúng quải. Đây là dịp mà con cháu bày tỏ tấm lòng hiếu đạo đối với ông bà, người thân.
3 giỗ quan trọng nhất trong phong tục này là:
- Giỗ đầu: Là ngày giỗ được tổ chức lần đầu tiên sau khi người mất tròn 1 năm. Đây là lần ẩn chứa nhiều đau buồn và thương xót vì người ở lại còn chưa quen với việc người đã mất không còn tồn tại. Trong dịp này, gia đình phải mặc đồ tang, không khí có nhiều sự bi ai và sầu thảm.
Giỗ hết: Là giỗ năm thứ 2 người mất. Thời gian này mặc dù người thân vẫn chưa vơi hết nỗi buồn nhưng có nhiều sự thuyên giảm. Lúc này gia đình vẫn còn chịu tang và phải mặc tang phục.
Giỗ thường: Là giỗ từ năm thứ 3 trở đi. Còn được gọi là giỗ lành. Bắt đầu từ khoảng thời gian này thì người nhà đã có nhiều sự nguôi ngoai về vấn đề tình cảm dành cho người đã khuất. Gia đình từ giai đoạn này cũng không cần phải mặc tang phục nữa.
Xem thêm: Chi phí xây dựng lăng mộ đá hết bao nhiêu?
Trên đây là những thông tin cần thiết về lễ vật ngày giỗ và ý nghĩa xung quanh mà có thể bạn chưa biết. Mong rằng những chia sẻ ở trên đã giúp bạn mang tới nhiều kiến thức bổ ích.